Mua bất động sản của dân thì có rủi ro không?
Những rủi ro khi mua bất động sản nhà dân
Mua bất động sản dự án thì sợ rủi ro! Vậy mua bất động sản dân thì có rủi ro không?
Bất động sản trong 1 khu vực giá bán đất dân gần dự án chỉ 10tr/m2 (đã có sổ) còn trong dự án thì 15tr/m2 (chưa có sổ) nên đại đa số nhà đầu tư sẽ chọn mua đất dân, vì cùng vị trí nhưng chênh lệch giá bán khá nhiều và nghĩ rằng “an toàn” hơn. Mặc dù nhiều nhà đầu tư hiểu lý do tại sao trong dự án giá bán cao hơn, vì đã xây dựng hạ tầng, xin các loại pháp lý để làm quy hoạch v.v… Do đại đa số nhà đầu tư nghĩ mua giá thấp hơn các dự án gần đó nên thanh khoản và lợi nhuận sẽ tốt hơn do “rẻ”.
Trong hình ảnh bài viết là 1 tài sản rất thích hợp làm nhà vườn ở Củ Chi, giá cũng tốt nhưng có điều nó đang nằm trong quy hoạch đất “công trình dịch vụ” (đất ở các khu công cộng làm chợ, siêu thị, bến xe v.v…). Đầu năm 2021 tài sản này vẫn được ngân hàng bảo lãnh cho vay, nhưng giờ tiền lãi vẫn đóng nhưng bán ra thì rất khó khăn vì dính quy hoạch. Trừ khi chủ tài sản hợp tác cùng môi giới để lừa người mua thì mới giao dịch được hoặc tìm được người mua chấp nhận mua mặc dù biết quy hoạch (nhà đầu tư này rất hiếm và họ sẽ thương lượng bằng hoặc cao hơn một chút giá nhà nước bồi thường).
Cứ ngỡ như mua được 1 tài sản tốt, giá bán rẻ nhưng không ngờ nhà đầu tư mua hiện tại phải khá mệt mỏi. Vì bị môi giới khuyên nên cọc nhiều vì sợ chủ tài sản lật kèo bán cho người khác, thay vì chỉ cọc từ 5 – 10% thì đã cọc 25 – 30%. Mặc dù bị môi giới hối thúc nhưng người mua đã kịp nhờ một người em bên ngân hàng nhìn sơ qua sổ, rồi lên tận nơi để kiểm tra quy hoạch sơ bộ rồi mới tiến hành cọc!
Cũng có 1 câu chuyện có thật ở Phú Quốc, 1 chú từng làm “lớn” trong Quân Đội khi về hưu có mua 1 miếng đất lớn ở Phú Quốc. Để nghỉ ngơi hưởng tuổi già nhưng vào 1 ngày đẹp trời có thông báo từ chính quyền địa phương, là phần lớn tài sản của chú nằm trong quy hoạch phát triển địa phương, nên phải cho nhà nước thu hồi đất bàn giao cho 1 chủ đầu tư ở đó mở rộng dự án để giúp phát triển địa phương. Luật bất động sản ở Việt Nam là như vậy nhưng giá đền bù quá thấp so với giá chủ đầu tư bán ra, nên chú Quân Đội không đồng ý thì đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi đất. Một người có “lực” như vậy còn “bị thịt”, thì đại đa số nhà đầu tư ai lại có “lực” như chú trong Quân Đội này.
Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư bất động sản
Mua đất dân cũng có người thắng đậm cũng có người thua nhiều, cũng như các kênh đầu tư khác như Coin và Chứng Khoán v.v. Chúng ta chỉ thấy người thắng mua được cái này cái kia nhưng người thua phải bán cái này cái nọ thì chúng ta không thấy được. Lấy ví dụ là “ông bầu” Phước Sang từng là 1 đại gia giàu có nhưng giờ đã bị phá sản, vì không kiểm soát được lòng tham nên phải trả giá. Đầu tư theo đội nhóm và đón đầu hạ tầng nhưng nếu quyết định sai thì sẽ phải trả giá cho sự chọn lựa của mình, mặc dù nghĩ rằng đội nhóm của mình rất này nọ và mình có nhiều kinh nghiệm. Có thể đội nhóm mình vẫn còn thắng đậm chỉ có mình là bị “làm thịt”.
Tài sản cũng có tài sản tốt tài sản xấu nên dự án ma thì cũng có đất dân quỷ. Môi giới cũng vậy cũng có người này người kia. Dù là môi giới dự án hay môi giới tự do có vẻ bề ngoài hào nhoáng giới thiệu là trưởng phòng, quản lý, giám đốc này nọ. Có kinh nghiệm trong nghề 10 – 15 – 20 năm nên uy tín, tận tâm, trách nhiệm này kia. Thì lúc nhà đầu tư mua xong, rồi thời gian sau này liên lạc lại nếu có trục trặc giấy tờ pháp lý hoặc nhờ ra hàng có lợi nhuận thì họ sẽ quay mặt còn nhanh hơn cách người yêu cũ đối xử phũ phàng với mình là chuyện bình thường. Họ có thể giúp nhà đầu tư kiếm tiền thì cũng có thể khiến nhà đầu tư mất tiền, bản chất của các kênh đầu tư đều không xấu chỉ có những con người khiến nó trở nên xấu xí.
Phạm Hồng Phong
Danh mục toàn bộ 813 bài viết trên website chia theo chuyên mục:
- Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 1
- Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 2
- Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 3
- 128 bài viết hay nhất về Bất Động Sản được viết trong năm 2021 – 2022
Bình luận về “Mua bất động sản của dân thì có rủi ro không?”
Trả lời Hủy
Bài viết liên quan
Mình không mua bất động sản ở vùng xa thành phố nữa, vì…
Toàn bộ 813 bài viết về bất động sản Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025: Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 1 Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần..
Mua nhà hay thuê nhà?
Quan điểm truyền thống của người Việt Nam, mỗi người phải có một mái ấm, một ngôi nhà của mình. Tỷ lệ sở hữu nhà của người Vietnam đạt trên 90%, một trong những nước có tỷ lệ cao nhất trên thế giới, trong khi đó tỷ lệ này của những nước phát triển khá..
“Vượng khí” trong phong thủy nhà ở
Hơn 800 bài viết của 62 chuyên gia bất động sản hàng đầu Việt Nam được tổng hợp tại link: Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 1 Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm:..
Nói về rủi ro. Đất dự án chưa sổ rủi ro hơn nhiều. Để check pháp lý 1 dự án vô cùng nhiêu khê, rất nhiều văn bản và qui trình, nếu 1 người ko có chuyên môn thì chỉ biết nhắm mắt đưa chân cho dựa cào niềm tin. Còn đất dân check rất dễ, cầm cái photo sổ lên TNMT check cái là xong, chuẩn xác. Nói về độ thất bại thì nhà đầu tư căng băng rôn, kiện tụng, quỳ lạy cđt đất dự án tràn lan nhất là khu vực Củ Chi, Long An.
Roxana Plaza, 4s Linh Đông có sổ chưa nhỉ. Giờ thấy cái sổ thổ cư chek qh, tranh chấp đầy đủ dc thì dứt.
Chi phí đảm bảo an toàn đã được tính vào giá dự án hết rồi, nhưng quan trọng CDT có muốn KH “an toàn” hay không.
Còn đất dân thì phải hiểu 9×9 81 phép thần thông của môi giới
Đất dân thì rủi ro cao hơn. Nhưng nếu suôn sẻ thì lợi nhuận cũng cao