Thị trường bất động sản thứ cấp
Mục lục website tổng hợp 900 bài viết về bất động sản được chia theo chuyên mục kèm mô tả:
- Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 1
- Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 2
- Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 3
- 128 bài viết hay nhất về Bất Động Sản được viết trong năm 2021 – 2022
Sự bền vững của thị trường thực chất nằm tại thị trường thứ cấp. Nhưng có một thực tại là Thị trường này đang không nhận được sự quan tâm mạnh mẻ, có chính sách, hoạt động và có đầu tư ngược lại của chủ đầu tư của sàn và có chăng chỉ còn lại nhân viên tư vấn cùng với khách của mình.
1. Với chủ đầu tư
Nếu ở sơ cấp có ra quân, có marketing, có chính sách bảo hiểm hấp dẫn thì điều này lại chả thấy ở thứ cấp là bao và dường như không có. Có chăng chỉ ở một vài dự án có cam kết thuê, lợi nhuận thuê hay khai thác ở một mức độ nào đó. Nhưng nguồn tiền đó cũng từ khách hàng thôi.
Thậm chí với những dự án lớn. Chủ đầu tư lại tung thêm nhiều chiêu thức, chính sách bảo hiểm cực tốt để bán những sản phẩm sau cho hết mà không quan tâm những khách hàng cùng với lượng hàng tồn của khổng lồ mà khách đang nắm giữ. Chỉ quan tâm bán cho hết và nhanh sản phẩm của mình thay vì lao lực và tung chính sách bảo hiểm hay kích cầu để khách mua sản phẩm trước ra được hàng.
Được hay không khi chủ đầu tư vào cuộc ở thứ cấp để giúp khách hàng giải quyết vấn đề bán ra và tái đầu tư? Câu trả lời là được. Nhưng chỉ là không quan tâm. Chứ nếu thật chủ đầu tư quan tâm đến sự bền vững của thị trường thì chắc chắn tạo điều kiện cho Thứ cấp hoặc chí ít cũng không phá giá cho sản phẩm trước của dự án.
Một điều dễ nhận thấy rõ ràng là chả chủ đầu tư nào tuyên bố quyết liệt: tôi sẽ giúp anh chị bán ra sau này bằng cách này…
Vậy cần lắm những hoạt động marketing, chính sách, khoản tài chính để tái đầu tư cho thứ cấp của chủ đầu tư. Cùng với hệ thống sàn có chính sách phù hợp.
2. Sàn giao dịch bất động sản
Cũng dễ thông hiểu được. Vì sàn chỉ là một nhân tố trong cung cầu. Sàn không thể là chủ đầu tư. Tiếng nói của sàn chỉ có trọng lượng khi toàn sàn cũng thống nhất và tạo đủ ảnh hưởng ngược lại với chủ đầu tư. Điều này là ảo tưởng ở hiện tại. Sàn cũng phải cần tồn tại và bán những sản phẩm mới để duy trì hoạt động. Đây cũng là dễ hiểu.
Vậy cũng cần lắm những hoạt động cho thứ cấp của sàn. Sàn cũng nên trích khoản lợi nhuận để cùng chủ đầu tư tạo hiệu ứng và kích cầu cho thứ cấp.
3. Nhân viên tư vấn bất động sản
Một vai trò quan trọng nhất, là nhịp cầu để đưa sản phẩm tới khách hàng thì lại có tiếng nói bé nhất. Họ lẻ loi cùng khách trong thứ cấp. Nếu có tâm họ sẽ bán, tìm cách bán còn không thì: Thuê bao quý khách…
Vậy cần lắm những điều gì để thứ cấp cũng sôi động như sơ cấp và tăng thanh khoản cũng như lợi nhuận cho khách đầu tư?
Câu trả lời này nhất định thuộc về những nhân tố tạo ra cung là chủ yếu. Nói cho đúng cái tâm trong những Slogan đẹp của họ.
100% là đúng nếu khách hàng có lợi và được quan tâm thì thị trường sẽ bền vững. Sẽ có sự tái đầu tư, sẽ giữ được lòng tin.
Thái Trần
Bình luận về “Thị trường bất động sản thứ cấp”
Trả lời Hủy
Bài viết liên quan
Đầu tư bất động sản: hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng!
Các phân khúc thị trường bất động sản dành cho dân đầu tư Trong bất động sản có thể chia ra làm bốn phân khúc chính bao gồm: phân khúc bất động sản giá rẻ, phân khúc bất động sản tầm trung, phân khúc bất động sản cao cấp, phân khúc bất động sản siêu..
Dòng tiền cứ mãi đổ vào bất động sản có được không?
Hơn 800 bài viết của 62 chuyên gia bất động sản hàng đầu Việt Nam được tổng hợp tại link: Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm: 685 bài viết Phần 1 Toàn bộ bài viết chuyên sâu về bất động sản Việt Nam trong 10 năm:..
Cơn sóng đất nền và những điều cần biết!
Sóng đất nền thời gian gần đây Đất nền là một trong những loại sản phẩm tiềm năng và tăng trưởng tốt nhất trong kênh đầu tư bất động sản, nên thích hợp cho các nhà đầu tư mới hoặc cũ. Thời điểm mua và bán ra quyết định yếu tố thắng thua trong loại..
CĐT là bán sỉ, tạo cuộc chơi. NĐT bán lẻ, người chơi. Kinh doanh là cạnh tranh, mỗi bên có chức năng riêng, rõ ràng. Nếu chức năng trồng chéo thì đâu còn yếu tố cạnh tranh, đâu còn động lực phát triển
Có nhiều ông cđt còn ko cho Sales hoạt động thị trường thứ cấp của chính dự án của mình cơ. Bắt Sales “Cấm hỗ trợ chuyển nhượng” sp của gđ1 để bán những “SP xương xẩu tồn kho”
Vì đơn giản CDT, hoặc sàn ko hưởng được lợi nhuận lớn từ thị trường này.
Thứ cấp là yếu tố quan trọng nhất để giữ vững thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm đã bán, và giúp cho hàng sơ cấp sau này bán ra sẽ dễ dàng hơn, cái này phụ thuộc hầu như vào định hướng của ông CDT